Lịch sử Cổ_Am

Cổ Am có từ thời nhà Trần thuộc lộ Hồng, rồi sau đổi thành lộ Hải Đông. Đến thời kỳ nhà Minh (1407 – 1427) đô hộ, thuộc địa bàn phủ Tân An (Tân Yên), trong thời gian này xuất hiện đơn vị hành chính huyện Đồng Lợi. Thời Quang Thuận (1460 - 1469) thuộc huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng thừa tuyên Nam Sách, sau thuộc trấn Hải Dương. Từ năm 1838 thuộc huyện Vĩnh Bảo. Từ cuối 1952, huyện Vĩnh Bảo cắt về tỉnh Kiến An. [cần dẫn nguồn]. Từ cuối năm 1962 Kiến An sát nhập vào thành phố Hải Phòng.

Thủy tổ của họ Trần Cổ Am là Trần Khắc Trang, quê Hà Nam đến khai khẩn mảnh đất rừng Mét vào năm 1407 và người có công lớn xây dựng chùa Mét.

Mảnh đất này có hai tiến sỹ là Trần Công Bật (1636 - ?) và Trần Công Hân 91702 - ?) và một phó bảng Lê Huy Thái (1813 - ?)

Cổ Am vào thời nào cũng có hào kiệt. Vương Quốc Chính (? - 1898), đời nhà Nguyễn năm 1879 lập Tín nghĩa hội, chủ trương bình Tây phục quốc, từng đem nghĩa quân đến tận thành Hà Nội tập kích quân Pháp. Đầu năm 1930, Trần Quang Diệu, Đào Vãn Thê (1909 - 1936) khởi nghĩa chống Pháp, giết tri phủ, đánh chiếm huyện lỵ. Robin, thống sứ Bắc Kỳ, đã cho máy bay ném xuống Cổ Am đến 57 quả bom, một con số kinh hoàng vào thời đó, để đàn áp các cuộc nổi dậy.